Tháng thứ 3 sẽ là cột mốc rất đáng nhớ đối với bé yêu. Em bé lúc này sẽ có diện mạo mới và phát triển nhiều kỹ năng thú vị. Hãy cùng tìm hiểu nhận thức và sự phát triển của bé 3 tháng tuổi mẹ nhé!
Sự phát triển của bé 3 tháng tuổi
-
Về cơ thể
Bước vào tháng thứ 3, bé yêu đã tăng hơn 30% trọng lượng của cơ thể và 20% chiều dài. Giai đoạn này bé đã có những thay đổi như:
- Đã biết mút tay: Khi bé được 3 tháng tuổi, lúc này bé có thể đưa tay gần miệng hơn và thích thú với hành động mút tay. Rất nhiều bé cảm thấy thoải mái và thú vị khi mút ngón tay.
- Bắt đầu cầm nắm: Con có thể cắm nắm được đồ vật.
- Hình thành sở thích: Bé đã bắt đầu cảm thấy thích thú hoặc tỏ ra khó chịu với bất kỳ hành động nào.
- Nhận biết mùi thân thuộc: Bé dần nhận ra được mùi của những người thân thường xuyên chăm sóc bé. Bé sẽ mỉm cười hoặc có cử động tay chân.
- Ngẩng đầu: Nhiều bé 3 tháng tuổi đã có thể ngẩng cao đầu ở góc 90 độ. Cột mốc này rất quan trọng để đánh giá sự phát triển của trẻ. Với những trẻ phát triển bình thường, khi bạn đặt bé nằm sấp, bé có thể tự ngâng đầu lên bằng tay.
-
Não bộ
- Phát triển thị lực: Bé ở giai đoạn này có thể nhận biết các vật thể xa từ 20 – 38cm.
- Khả năng nghe tăng: Trẻ đã có thể thu hút bởi những tiếng động lớn.
- Tập trung quan sát. Bé 3 tháng tuổi đã có thể nhìn xung quanh mà không cần đảo mắt qua lại.
-
Học ngôn ngữ
Mặc dù bé 3 tháng tuổi chưa nói được nhiều. Nhưng phụ huynh có thể hỗ trợ bằng cách nói chuyện với bé nhiều hơn. Theo đó, bố mẹ nên kể chuyện, hát hoặc đọc sách cho bé nghe.
Dưới đây là một số phương pháp giúp bé phát triển ngôn ngữ:
- Bắt chước các âm thanh, tiếng động của bé
- Nói về những thứ bé đang theo dõi
- Quan tâm lại trẻ khi bé phát ra âm thanh và cố gắng nói hoặc đáp lại những gì bạn nói.
Bí quyết chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, để chăm sóc bé được khỏe mạnh và an toàn mẹ nên:
- Nuôi con bằng sữa mẹ: Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, mẹ hãy tiếp tục cho bé bú và tránh cho bé ăn những thực phẩm rắn hay nước trái cây.
- Kích thích kỹ năng giao tiếp cho bé: Bé 3 tháng tuổi đã có khả năng phản ứng với âm thanh, cử chỉ. Bé cũng đã có nhiều biểu cảm hơn. Bố mẹ hãy nói chuyện cùng con, chơi nhiều trò chơi, làm nhiều biểu cảm thú vị cho bé cười.
- Áp dụng các biện pháp an toàn. Thời điểm này, trẻ đã có nhiều cử động và con đã biết cầm nắm. Do vậy để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ nên để các đồ vật nhọn, thuốc…tránh xa nơi bé nằm.
- Thúc đẩy sự phát triển: Giai đoạn này, bé đã có hành động nhai, mút, chảy nước dãi. Vì vậy, bạn có thể cho bé dùng đồ nhai chuyên dụng để bé có thể giải trí. Ngoài ra, thường xuyên cho bé đi chơi để con có thể tiếp xúc với môi trường xung quanh.
- Giấc ngủ của bé: Thông thường, bé 3 tháng tuổi sẽ ngủ khoảng 14 – 15 giờ mỗi ngày. Mỗi giấc ngủ kéo dài lên đến 4 – 5 giờ. Vì vậy, bạn không nên đếnh thức bé dậy. Ban đêm bé sẽ thức dậy 1 – 2 lần để bú rồi ngủ tiếp. Do đó, khi bé dậy bạn không nên mở đèn sáng quá hoặc tạo âm thanh sôi động để bé ngủ lại.
Trên đây là những thông tin gửi đến bố mẹ và độc giả về nhận thức và sự phát triển của bé 3 tháng tuổi. Hi vọng đã giúp các bậc phụ huynh biết được sự phát triển và cách chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi rồi!
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
Bài viết KHÔNG có thông tin bạn tìm, liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp cho bác sĩ qua:
- Click [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ.
- Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể [để lại số điện thoại], chúng tôi sẽ liên hệ lại.